Với thực trạng hiện nay tại một số khu vực chung cư, dân cư sinh sống khác nhau lại có nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm các chất khác nhau, điển hình như một số nguồn nước nhiễm các chất sau, chúng ta cùng xem để biết nguồn nước sinh hoạt hiện tại của nhà mình nhiễm chất gì nhé !
1, Nguồn nước nhiễm mangan
- Cách nhận biết nước nhiễm mangan: Nước sẽ có mùi tanh và tạo cặn đen trên bề mặt của dụng cụ, vật chứa
- Tác hại: Nếu hàm lượng mangan trong nước vượt quá ngưỡng cho phép (0,3 mg/L) sẽ gây độc với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt nếu nhiễm độc manga trong nước sử dụng một thời gian dài sẽ làm tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận dụng của đôi tay và chuyển động của mắt, gây tổn thương thận, ngộ độc chất mangan nặng sẽ gây tử vong.
2, Nguồn nước nhiễm sắt
- Cách nhận biết nguồn nước nhiễm sắt: Nước cũng sẽ có mùi tanh, nhiễm nặng nước sẽ có màu vàng, rõ nhất là sẽ gây rỉ vàng trên bề mặt của dụng cụ, vật chứa và rất dễ gây hỏng hóc cho các thiết bị sinh hoạt sử dụng nguồn nước này.
- Tác hại: Nếu chúng ta hấp thụ quá nhiều chất sắt ( đối với nguồn nước sinh hoạt không vượt quá 0,5 mg/L và đối với nguồn nước ăn uống trực tiếp không được vượt quá 0,3 mg/L) sẽ làm tổn hại tết bào của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim mạch, động mạch, gan và bộ máy tiêu hóa.
3, Nguồn nước nhiễm Asen
- Cách nhận biết: Asen hay còn gọi là Arsenic(thạch tín) là hợp chất oxit của Asen hoá trị III (As2O3), thành phần tự nhiên thường được tìm thấy ở nước, đá, đất, không khí, trong động vật và thực vật. Để nước trong một bình chứa sau một thời gian, nếu phát hiện thấy có hiện tượng đục, màu trắng sữa thì nguồn nước đó nhiễm nồng độ Asen rất lớn.
- Tác hại: nguồn nước sinh hoạt nhiễm Asen (đối với nước sinh hoạt không được vượt quá 0,05 mg/L) gây ung thư biểu mô da, phổi, phế quản, xoang…Y học đã liệt kê Asen có thể gây 19 bệnh lý khác nhau. Nhiễm độc mãn tính biểu hiện ở lông, tóc, móng, răng, xương… có thể gây ung thư. Diễn biến bệnh rất từ từ, âm thầm sau 10 – 15 năm mới thành bệnh như suy thận, ung thư
4, Nguồn nước nhiễm Clo (Clorua)
- Cách nhận biết:Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc khó chịu, nặng hơn không khí 2,5 lần. Clo là hóa chất phổ biến được các nhà máy sử dụng để loại bỏ các màu, vị trong nước.
- Tác hại: bản thân clo không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng clo kết hợp với nguồn nước ô nhiễm hữu cơ cao sẽ tạo ra sản phẩm phụ, trong đó có những chất có khả năng gây ung thư. Làm tóc khô, xơ, dễ gãy, có gàu, nước nhiễm Clo dư khiến da sạm, khô. Gây bệnh viêm kết mạc, đỏ tấy, người dùng nước có hàm lượng Clo dư cao có thể dẫn đến hen suyễn, dị ứng, nhất là đối với trẻ nhỏ. Clo dư trong nước đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ mang thai vì nó có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi.
5, Nguồn nước nhiễm Canxi
- Cách nhận biết: Nước có chứa canxi gây hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi. Chúng ta sẽ không ít lần bắt gặp bên trong ấm siêu tốc hoặc ấm đun nước, phích đựng nước nóng có các mảng cặn bám bên trong rõ rệt.
- Tác hại: Canxi trong nước tồn tại ở dạng muối Cacbonat kết tủa không thấm qua được thành ruột, động mạch và tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành sỏi hoặc làm tắc những đường động mạch, tĩnh mạch là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như sỏi thận.
6, Nguồn nước nhiễm Amoni
- Nhận biết: Amoni là một loại chất khí phổ biến ở ngoài tự nhiên có công thức hóa học là NH3. Trong nước, amoni có thể tồn tại dưới hai dạng là khí amoniac NH3 (khí thông thường). Có tính chất không có màu, nhẹ hơn không khí, kèm theo mùi khai và có khả năng hòa tan trong nước. Và NH4+ (dạng gốc ion dương – cation) do từ NH3 khuyến tán. Cả hai đều được xem làm thành phần amoni tự do tồn tại trong nước. Theo các nguyên cứu cho thấy, 1g amoni có khả năng tạo ra 2,7g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi đó, hàm lượng cho phép Nitrat NO3- chỉ có ở mức 2 mg/l và Nitrit NO2- là 0,05 mg/l cho nguồn nước sinh hoạt. Nước nhiễm amoni có mùi khó chịu và gây khó chịu trong đun nấu.
- Tác hại: Amoni không có độc, nhưng nó là tiền chất độc. Amoni tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Hiện tại nguồn nước sinh hoạt của nhà mình nhiễm mangan nhưng mình đã xử lý qua lọc R,O để uống và nấu nướng. Còn các bạn thì sao 😊 ? Các bạn có thể liên hệ cho mình qua số hotline để được nhân viên kỹ thuật giúp các bạn nhận biết thêm nhé 😊